May 4, 2017

Creating the Vietnamese Speech Assessment for Vietnamese speech therapists

Today Xuân presented a paper about our work to develop the Vietnamese Speech Assessment. Here are the details formatted in two ways:
English:
Le, X. T. T., Phạm, B., & McLeod, S. (2017, May). Creating the Vietnamese Speech Assessment for Vietnamese speech therapists. Oral presentation at the 10th Scientific Conference Pham Ngoc Thach University of Medicine, Ho Chi Minh City, Viet Nam.
Vietnamese:
Lê Thị Thanh Xuân, Phạm Thị Bền, & Sharynne McLeod (tháng 5, 2017). Xây dựng bộ trắc nghiệm đánh giá lời nói tiếng Việt dành cho chuyên viên âm ngữ trị liệu Việt Nam. Báo cáo tại Hội thảo khoa học công nghệ lần thứ X Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Here is the abstract:
Mục tiêu nghiên cứu: Phác thảo hai giai đoạn xây dựng Bộ trắc nghiệm đánh giá lời nói tiếng Việt (VSA). Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu tổng quan, thử nghiệm thiết kế và tiến hành định chuẩn Phương pháp nghiên cứu: Giai đoạn 1 thiết kế VSA, xây dựng các khái niệm, và giai đoạn 2 định chuẩn và kiểm định các chỉ số tâm trắc của VSA Kết quả: Trong giai đoạn thiết kế trắc nghiệm, bước đầu, các tác giả thực hiện nghiên cứu tổng quan để xác định các phụ âm, nguyên âm, bán nguyên âm và thanh điệu trong tiếng Việt (Phạm & McLeod, 2016). Bước kế tiếp, lựa chọn 77 từ với các tiêu chí: có chứa tất cả các âm vị tiếng Việt, mỗi âm vị có ít nhất hai từ và xuất hiện trong các cấu tạo âm tiết khác nhau, được dùng phổ biến ở trẻ em, được người Việt ở các vùng khác nhau sử dụng thường xuyên, có thể minh hoạc bằng tranh, hoặc danh từ hoặc động từ. Các tranh được xác định là dễ nhận diện. VSA đã được thử nghiệm với những người Việt ở các vùng và độ tuổi khác nhau. Phiếu chấm điểm được thiết kế để các chuyên viên âm ngữ trị liệu có thể chấp nhận các cách phát âm đúng khác nhau theo các phương ngữ, và có khả năng tính phần trăm đúng của các âm vị và phân tích quy trình (đặc trưng) âm vị. Trong giai đoạn định chuẩn, VSA đã được sử dụng để đánh giá trên mẫu khảo sát là trẻ em phát triển bình thường ở Hà Nội, Hải Phòng và TP. Hồ Chí Minh. Kết luận: Các dữ liệu thu thập được hiện tại đang được xử lý, phân tích để xây dựng dữ liệu chuẩn lĩnh hội lời nói tiếng Việt. Hy vọng VSA sẽ được các chuyên viên âm ngữ trị liệu sử dụng trong năm 2018. 
Objective. To outline the two stages of the creation of the Vietnamese Speech Assessment (VSA). Study Design. Literature review; pilot testing; and normative data collection. Method. The first stage of developing the VSA involved conceptualisation and the second stage involved operationalisation of the VSA. Result. In the conceptualisation stage, firstly the authors undertook an extensive literature review to comprehensively summary of all Vietnamese consonants, vowels, semivowels, and tones for Vietnamese (Phạm & McLeod, 2016). Next, 77 words were selected to: contain all of the Vietnamese speech sounds, have at least two words containing each phoneme, have different syllable structures for each phoneme, be within the vocabulary range of young children, be frequently used by Vietnamese people in different regions, be picturable, and either a noun (not including classifiers) or verb. Appropriate pictures were identified. The VSA was piloted with Vietnamese speakers of different ages who spoke different dialects. A score sheet was created so speech therapists can accept different correct pronunciations, and to enable calculation of percentage of consonants/ vowels/ semivowels/ tones correct and a phonological process (pattern) analysis. In the operationalization stage, typically developing children in Ha Noi, Hai Phong and Ho Chi Minh City have been tested using the VSA. Conclusion. Normative data are currently being analysed to create speech acquisition norms for Vietnamese. It is hoped that the VSA will be available in 2018 for Vietnamese speech therapists to use.

Phạm, B., McLeod, S., & Le, X. T. T. (2016). Development of the Vietnamese Speech Assessment. Journal of Clinical Practice in Speech-Language Pathology, 18(3), 126-130. 

Phạm, B. & McLeod, S. (2016). Consonants, vowels, and tones across Vietnamese dialects. International Journal of Speech-Language Pathology, 18(2), 122-134. doi 10.3109/17549507.2015.1101162